Ngô, bắp hay bẹ là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
Ngô không chỉ chứa tinh bột mà chúng còn giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin và các vi chất dinh dưỡng khác.
Trong số các loại ngũ cốc, ngô chứa những hợp chất phenolic cao nhất. Điều này có nghĩa là nó có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư tuyệt vời. Trong ngô còn có anthocyanin, coumarin, axit trihydroxybenzoic, axit vanillic, axit caffeic, axit ferulic, axit chlorogen, axit axetic hydroxyphenyl.
Ngoài ra, các flavonoid như quercetin, rustin, hirsutrin, morin, kaempferol, naringenin, youperitin, zeaxanthin, lutein và các dẫn xuất của chúng cũng thường được thấy trong loại ngũ cốc này.
Ngô có rất nhiều màu nhưng trong số đó ngô tím được cho là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe vì đây là một kho chứa anthocyanin.
Tổng hàm lượng flavonoid trong ngô tím dao động từ 307,42 đến 337,51 mg/kg , trong khi ngô vàng có chứa từ 248,64 đến 281,20 mg / kg.
Công dụng
- Kiểm soát bệnh tiểu đường
- Giảm cân
- Giảm viêm
- Tăng hàm lượng chất sắt
- Cải thiện thị lực
Lưu ý
Ngô chứa hàm lượng tinh bột cao, chính vì vậy chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như co thắt dạ dày, táo bón, đầy hơi, tắt nghẽn ruột, bệnh trĩ hoặc tăng cân đột ngột.
Mặc dù ngô rất tốt nhưng không phải vì vậy mà bạn dung nạp một hàm lượng quá cao loại thực phẩm này. Hãy thêm chúng vào chế độ ăn hàng ngày với một hàm lượng thích hợp. Lưu ý rằng, mỗi người có khả năng tiêu hóa ngô khác nhau.